CRD là gì?Gà chọi mắc CRD sẽ có những triệu chứng như thế nào?Những kiến thức chăn nuôi gà đá cơ bản này luôn hữu ích đối với các anh em đang nuôi gà đá nói riêng và người yêu gà nói chung. Cùng các chuyên gia của SP666 tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh CRD xuất hiện trên gà qua bài viết dưới đây nhé.
CRD là gì?
CRD là tên viết tắt của Chronic Respiratory Disease và là tên gọi của căn bệnh hô hấp mãn tính ở gà. Căn bệnh còn được biết đến với cái tên quen thuộc là bệnh hen gà. Bệnh CRD ở gà do vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum xâm nhập vào cơ thể gây ra sự khó thở và lâu ngày làm giảm sức khoẻ của gà.
Bệnh CRD tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của gà, khiến gà chết liền như một số bệnh khác. Tuy nhiên vì bệnh là mãn tính nên tấn công sức khoẻ gà làm giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội xâm nhập.
Đối với dân nuôi gà đá chuyên nghiệp thì CRD là căn bệnh khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các chiến kê thường hay gặp phải. Chính vì vậy việc phát hiện, điều trị và phòng chống căn bệnh này hiệu quả luôn là điều hết sức được quan tâm.
Những kiến thức cơ bản về CRD trên gà
Người nuôi gà cần có được những kiến thức cơ bản về bệnh CRD để kịp thời điều trị và có cách phòng chống hiệu quả căn bệnh này tránh các hậu quả đáng tiếc. Một số yếu tố sẽ được làm rõ dưới đây cho bạn đọc quan tâm.

Nguyên nhân gà bị CRD
Như đã nói ở trên, vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum là nguyên nhân gây ra bệnh CRD ở gà. Đường lây lan và xâm nhập của vi khuẩn vào gà do các tác nhân từ thời tiết, môi trường, vệ sinh chuồng trại, thức ăn…
Loài vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum có khả năng tồn tại và phát triển trong cơ thể gà từ 4-5 ngày và có thể xuất hiện ở trong lòng trắng của gà. Đây là loại vi khuẩn lây lan cực nhanh và cơ chế lây truyền qua nhiều con đường.
Vi khuẩn gây bệnh CRD có thể lây từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng. Lây truyền từ việc tiếp xúc giữa các gà bị bệnh sang gà khoẻ mạnh trong đàn. Ngoài ra các yếu tố mang mầm bệnh như các loài thiên địch tự nhiên, chim, chuột. Khu vực chuồng trại, dụng cụ chứa đồ ăn thức uống nhiễm khuẩn.
Thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống của gà chiến cũng là các yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nhất là gà đá được nuôi theo đàn, nuôi ở khu vực chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, khu vực ẩm ướt…
Biểu hiện của bệnh CRD là gì?
Bệnh CRD là căn bệnh hô hấp mãn tính nên rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh về đường hô hấp khác của gà. Tuy nhiên, nếu gà đá có một số biểu hiện như dưới đây thì nguy cơ mắc CRD trên gà là rất lớn:
Biểu hiện rõ ràng nhất của gà đó là từ mặt gà bị sưng, mắt híp, vảy mỏ, gà thường xuyên nhắm mắt. Gà khó thở, thường xuyên xuất hiện tiếng kêu khò khè đặc trưng về tối. Bệnh nặng hơn ở gà trống so với gà mái.

Gà bị khò khè do khó thở, viêm kết mạc mắt, viêm mũi có dịch chảy. Bệnh nặng hơn khiến gà hen khẹc nhiều chính những triệu chứng này khiến cho gà đá cảm thấy chán ăn dẫn đến bỏ ăn, gà sút cân nhanh chóng.
Đối với gà mái thì gà giảm đẻ, chất lượng trứng kém hơn. Cụ thể là trứng gà bị méo mó, dị dạng, vỏ bị xù xì. Nếu là gà ấp trong thời kỳ này thì tỷ lệ nở thấp hơn, khả năng gà không nở lớn, trứng bị hư.
Kiểm tra mẫu bệnh phẩm từ gà chết thì thấy rằng, đối với gà bị CRD xoang mũi luôn chứa đầy dịch đặc. Trong phổi, phế quản có bọt, khí quả có chứa casein màu vàng, túi khí mờ, phổi có dịch.
Phòng bệnh CRD ở gà
Sau khi biết CRD là gì và gà mắc bệnh CRD có nguyên nhân từ đâu rồi thì người nuôi cần chú ý đến việc phòng bệnh cho gà. Từ nguyên nhân mắc CRD ở gà là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum thì cách phòng bệnh tốt nhất đến từ việc hạn chế nguy cơ vi khuẩn này phát triển.
Việc vệ sinh môi trường sống cho gà đá là rất quan trọng, khử khuẩn chuồng bằng các loại thuốc sát trùng. Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp, sự thông thoáng cho chuồng gà.
Phòng bệnh CRD cho gà bằng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất. Cần tiêm phòng cho gà theo độ tuổi và định kỳ để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Cần lưu ý đến liều lượng và cách dùng của từng loại vắc xin ở gà để đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị CRD trên gà
Gà đá khi được phát hiện bị CRD thì việc đầu tiên là cần cách ly gà bệnh với các con khoẻ mạnh còn lại. Gà mắc CRD đi kèm với những triệu chứng như sốt, khò khè, bị viêm mũi, mắt nên có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ hạ sốt, long đờm cho gà.

Các thuống kháng sinh có chứa thành phần như Doxycyclin hay Tylosin nên được dùng để điều trị CRD ở gà. Ngoài ra một số loại thuốc chuyên trị hen gà như các thuốc chứa Tilmicosin Phosphate.
Một số trường hợp gà có biểu hiện mắc CRD nặng thì cần sự tư vấn của các đơn vị thú y để thăm khám phát hiện các loại bệnh khác để điều trị phù hợp. Phát hiện sớm điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh và làm giảm rủi ro đối với sức khỏe của gà. Lưu ý gà đang thời kỳ đẻ trứng không nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Kết luận
Câu hỏi CRD là gì và kiến thức cơ bản về căn bệnh này đã được bài viết chia sẻ tới bạn đọc quan tâm. Đá gà và chăn nuôi gà chọi là hình thức giải trí hấp dẫn và đặc sắc, các bạn đừng quên đăng ký SP666 để tham gia ngay nhé.